Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Hướng dẫn cài đặt Ubuntu 16.04 bằng hình ảnh chi tiết

Thôi không cần vòng vo nữa, chúng ta cùng bắt đầu luôn nhé!
Hướng dẫn cài đặt Ubuntu 16.04 LTS.

Yêu cầu hệ thống:

Đối với phiên bản 16.04 LTS thì đây là yêu cầu tối thiểu:
  • 2 GHz hai nhân hoặc hơn.
  • 2 GB bộ nhớ RAM.
  • 25 GB dung lượng trống ổ cứng.
  • Có cổng kết nối USB hoặc DVD.
  • Có kết nối internet (càng tốt).

Chuẩn bị:

  • Một máy vi tính đáp ứng yêu cầu hệ thống ở trên.
  • USB hoặc đĩa boot Ubuntu.
  • Kết nối Internet.
  • Một thiết bị khác để hỗ trợ (smartphone chẳng hạn).

Tiến hành cài đặt:

Bước 1. Đưa USB vào máy và khởi động lên.

Install.
Ở màn hình khởi động, bạn có thể chọn ngôn ngữ bên trái, vào chế độ Live bằng nút Try Ubuntu, hoặc ấn vào nút Install Ubuntu để bắt đầu cài đặt.

Bước 2. Cấu hình trước khi cài đặt:

Preparing to install Ubuntu.
Sau khi ấn vào nút Install Ubuntu bạn sẽ được đưa đến một cửa sổ mới mà ở đây có những tùy chọn mà bạn có thể tích vào:
  • Download updates while installing Ubuntu: Tải bản cập nhật khi cài đặt (Thao tác này sẽ tiết kiệm thời gian cập nhật sau khi cài đặt).
  • Install third-party software for graphic and Wi-fi hardware, Flash, MP3 and other media: Cài đặt các phần mềm của nhà phát hành thứ ba hỗ trợ card màn hình, card wifi, Flash, Mp3,... 
Mình khuyến khích chọn cả hai nhé, đến bước này mình khuyên các bạn nên cắm cáp mạng vào, hoặc có thể kết nối wifi bằng cách nhấn vào biểu tượng trên góc phải màn hình.

Bước 3. Thiết lập phân vùng cài đặt:

Installation type.
Ở đây chúng ta sẽ có 2 lựa chọn và 2 tùy chọn, mình giải thích từng cái luôn.
  • Erase disk and install Ubuntu: Xóa sạch ổ cứng (không phải phân vùng nhé) và cài đặt Ubuntu.
  • Encrypt the new Ubuntu installation for security: Tùy chọn Mã hóa dữ liệu.
  • Use LVM with the new Ubuntu installation:  Cho phép sử dụng hệ thống LVM để cài đặt.
  • Something else: Tự phân vùng thủ công.
Bước 3a. Nếu chọn Erase disk and install Ubuntu:
Erase disk and install Ubuntu.
Vậy ở đây, bạn chỉ được phép chọn Erase disk and install Ubuntu khi cài đặt trên ổ cứng trống hoàn toàn thôi nhé, và bạn sẽ tiến thẳng đến bước 4 luôn.

Bước 3b. Nếu chọn Something else:
Something else.
Trước tiên bạn phải tạo vùng Free space (còn gọi là Unallocated Space) trước khi phân vùng, hãy chọn vào New Partition Table... > Continue trong bảng thông báo hiện ra.
Hỏi xác nhận.
Tiếp theo hãy chọn vào vùng free space và ấn phím [[scode]]+[[escode]] ở góc dưới trái để tạo phân vùng. 
Tạo 2 phân vùng như trên.
Ta sẽ cần tạo hai phần vùng là ext4 và swap như hình trên đây.
Phân vùng xong thì sẽ như thế này.
Sau khi có hai phân vùng như này, bạn hãy ấn vào nút Install Now để bắt đầu cài đặt. Nếu có thông báo hỏi lưu thay đổi thì chọn Yes nhé! 

Bước 4. Chọn múi giờ:

Where are you? - Bạn ở đâu?
Tất nhiên là chọn Ho Chi Minh rồi!

Bước 5. Chọn kiểu bàn phím:

Chọn kiểu bàn phím của bạn.
Mặc định thì hãy chọn English (US) nhé. 

Bước 6. Thiết lập hostname và user:

Thiết lập máy.
Bạn cần điền vào các trường sau:
  • Your name: Tên hiển thị của người dùng.
  • Your computer's name: Tên máy vi tính, còn gọi là hostname.
  • Pick a username: Tên người dùng, hay còn gọi là tên đăng nhập.
  • Choose a password: Điều vào mật khẩu đăng nhập.
  • Confirm your password: Xác nhận mật khẩu:
Ngoài ra thì bạn còn có hai sự lựa chọn và một tùy chọn:
  1. Log in automatically: Tự động đăng nhập khi khởi động.
  2. Require my password to log in: Yêu cầu đăng nhập bằng mật khẩu.
  3. Encrypt my home folder: Mã hóa thư mục home bằng mật khẩu đăng nhập.
Ấn continue để bắt đầu cài đặt.

Bước 7. Đợi chờ cài đặt:

Tiến trình cài đặt.
Sau khi cài đặt thành công sẽ có một thông báo yêu cầu khởi động lại máy vi tính.
Cài đặt thành công.
Vậy là xong rồi.

Lời kết:

Trong quá trình cài đặt nếu có xảy ra lỗi gì thì bạn hãy liên hệ với fanpage của Tự học linux để được hỗ trợ nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thông tin

Tự Học Linux là blog hướng dẫn người dùng sử dụng các hệ điều hành mã nguồn mở nhân Linux. Blog gồm các bài viết hướng dẫn sử dụng, thủ thuật cũng như sửa lỗi gặp phải trong quá trình sử dụng. Bài viết có thể được dịch hoặc tham khảo từ nhiều nguồn (xem cuối bài viết), vui lòng dẫn nguồn Tự Học Linux nếu bạn phát hành lại bài viết của Blog. Cảm ơn các bạn đọc đã ủng hộ!

Người đóng góp cho blog